Vận chuyển đường biển và những điều cần biết trong năm 2024

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, vận chuyển đường biển tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong ngành logistics và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với những biến động lớn về chi phí, nhiều doanh nghiệp đang lao đao với loại hình vận tải này. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang vận chuyển đường bộ để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động. Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất về vận chuyển đường biển và tại sao vận chuyển đường bộ có thể là giải pháp thay thế hiệu quả hơn trong năm 2024, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa Trung Việt.

Khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng Trung – Việt vui lòng nhắn tin đến Zalo Official Account của Kỳ Tốc để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất.

Những kiến thức cơ bản về vận chuyển đường biển

Vận chuyển đường biển là gì?

Vận chuyển đường biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Vận chuyển đường biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

 

Vận chuyển đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa qua các tuyến đường biển bằng tàu biển, thường được sử dụng cho các lô hàng có khối lượng lớn hoặc hàng hóa không yêu cầu tốc độ giao hàng cao. Với lợi thế về khả năng chuyên chở lớn, loại hình vận tải này đã trở thành phương thức vận tải quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ưu điểm của vận chuyển bằng tàu

  • Chi Phí Thấp: So với các phương thức vận chuyển khác như đường hàng không, vận chuyển đường biển có chi phí thấp hơn khi vận chuyển hàng hóa số lượng lớn. Tuy nhiên, hiện nay, cước biển đang ngày càng tăng cao khiến cho nhiều doanh nghiệp loay hoay để bảo đảm lợi nhuận.
  • Khả Năng Chuyên Chở Lớn: Tàu biển có thể chuyên chở một lượng hàng hóa lớn, bao gồm cả hàng hóa nặng và cồng kềnh mà các phương tiện khác không thể vận chuyển được.
  • Phạm Vi Toàn Cầu: Với hệ thống cảng biển trên khắp thế giới, vận tải biển có khả năng kết nối các quốc gia và khu vực trên toàn cầu, mở rộng cơ hội giao thương quốc tế.

Nhược điểm của vận chuyển bằng tàu thuyền

  • Thời Gian Vận Chuyển Dài: Thời gian vận chuyển bằng đường biển thường lâu hơn so với các phương thức khác, đặc biệt là với các tuyến đường xa.
  • Rủi Ro Về Thời Tiết: Vận chuyển đường biển có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như bão, sóng lớn, dẫn đến việc giao hàng chậm trễ.
  • Thủ Tục Phức Tạp: Quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cảng biển có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều giấy tờ.

Khi nào nên chọn vận chuyển đường biển?

Vận tải đường biển
Với hệ thống cảng biển rộng khắp toàn cầu, loại hình vận chuyển này đảm bảo việc giao nhận hàng hóa quốc tế một cách thuận tiện và tiết kiệm.

 

Sau khi căn nhắc mặt lợi và mặt hại của loại hình vận chuyển này, ta có thể rút ra một số mặt hàng nên chọn vận chuyển đường biển:

Hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh

Vận chuyển bằng đường biển rất phù hợp với các loại hàng hóa có khối lượng lớn hoặc kích thước cồng kềnh như máy móc công nghiệp, thiết bị xây dựng, hoặc các sản phẩm gỗ. Khả năng chuyên chở lớn của tàu biển giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển cho những mặt hàng này. Tuy nhiên, trong thời điểm giá cước vận chuyển đang tăng cao thì doanh nghiệp nên cân nhắc thêm yếu tố khoảng cách và tổng chi phí của mình để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.

Hàng hóa không gấp gáp về mặt thời gian

Đối với các lô hàng không yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, như nguyên liệu thô, dầu mỏ, than đá, hoặc các sản phẩm chế biến công nghiệp, vận chuyển đường biển là lựa chọn hợp lý. Thời gian giao hàng dài hơn của đường biển không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất hoặc tiêu thụ.

Giao thương quốc tế và liên lục địa

Vận chuyển đường biển là phương tiện chủ yếu cho giao thương quốc tế, đặc biệt là giữa các khu vực cách xa nhau như châu Á và châu Âu hoặc châu Mỹ. Với hệ thống cảng biển rộng khắp toàn cầu, loại hình vận chuyển này đảm bảo việc giao nhận hàng hóa quốc tế một cách thuận tiện và tiết kiệm.

Quy trình vận chuyển đường biển

Để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển diễn ra thuận lợi, bạn cần nắm rõ các bước trong quy trình này:

  • Lập kế hoạch vận chuyển: Đầu tiên, bạn cần xác định rõ loại hàng hóa, số lượng, kích thước, và điểm đến để lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp.
  • Đàm phán và ký kết hợp đồng: Sau khi lựa chọn được đối tác vận chuyển, bạn cần đàm phán các điều khoản và ký kết hợp đồng vận chuyển.
  • Nhà xưởng chuẩn bị hàng hóa: Đóng gói hàng hóa cẩn thận và làm các thủ tục hải quan cần thiết trước khi hàng được đưa lên tàu.
  • Vận chuyển hàng háo: Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến cảng biển và lên tàu theo kế hoạch đã định.
  • Nhận hàng hóa: Khi tàu đến cảng đích, hàng hóa sẽ được dỡ xuống và kiểm tra trước khi giao cho người nhận.

Thực trạng vận chuyển đường biển năm 2024

Vì nhiều khu vực trên thế giới đang xảy ra xung đột, các tàu chở hàng phải lựa chọn con đường xa hơn để tránh bị bắn phá
Vì nhiều khu vực trên thế giới đang xảy ra xung đột, các tàu chở hàng phải lựa chọn con đường xa hơn để tránh bị bắn phá

 

Trong năm 2024, ngành vận chuyển đường biển tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức lớn, giá cước biển tăng cao làm gia tăng chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này trong đó nguyên nhân lớn nhất đến từ chiến sự căng thẳng giữa các quốc gia. Vì nhiều khu vực trên thế giới đang xảy ra xung đột, các tàu chở hàng phải lựa chọn con đường xa hơn để tránh bị bắn phá, điều này làm tăng chi phí trên mỗi chuyến tàu. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, đang làm thay đổi dòng chảy thương mại toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu container cũng là một lý do đẩy giá cước vận chuyển lên cao.

Có nên chuyển từ vận chuyển đường biển sang đường bộ?

Trong bối cảnh chi phí vận chuyển đường biển leo thang, vận chuyển đường bộ nổi lên như một giải pháp thay thế hiệu quả hơn cho nhiều doanh nghiệp.

Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ như một giải pháp thay thế phù hợp cho khi chi phí vận chuyển đường biển leo thang

Chi phí vận chuyển đường bộ hợp lý và ổn định

Vận chuyển đường bộ hiện tại có chi phí khá hợp lý so với đường biển, đặc biệt là trên các tuyến nội địa và khu vực. Sự ổn định về chi phí giúp doanh nghiệp dễ dàng lập kế hoạch tài chính và tránh được những biến động không mong muốn.

Thời gian vận chuyển đường bộ vận chuyển nhanh hơn

Với vận tải đường bộ, thời gian giao hàng thường nhanh hơn so với đường biển, ví dụ khi bạn vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam tại Kỳ Tốc, thời gian vận chuyển hàng hóa từ kho Trung Quốc về Việt Nam chỉ từ 3-5 ngày. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa dòng tiền.

Kỳ Tốc Logistics – Giải pháp vận chuyển Trung – Việt tối ưu nhất

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, Kỳ Tốc Logistics chính là lựa chọn hoàn hảo. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành logistics, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ vận chuyển an toàn, hiệu quả và chi phí cạnh tranh. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn hình thức vận chuyển phù hợp nhất với loại hàng hóa và nhu cầu của bạn, giúp bạn giảm tối thiểu chi phí và hưởng được nhiều lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, Kỳ Tốc cung cấp đa dạng giải pháp, phù hợp với nhu cầu vận chuyển của bạn:

  • Hỗ trợ đàm phán, mặc cả giá với nhà cung cấp giúp tối ưu 5-15% giá vốn hàng hoá trực tiếp từ xưởng.
  • Cho doanh nghiệp công nợ tối đa 45 ngày, lên tới 50% tiền hàng, giúp khách hàng chủ động xoay vòng vốn.
  • Hỗ trợ hoàn thuế xuất khẩu 3-17% chỉ từ 30 ngày giúp tiết kiệm đáng kể chi phí tiền hàng.
  • Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy định xuất nhập khẩu, hoá đơn chứng từ.
  • Cung cấp Hệ thống quản lý đơn hàng nhập khẩu chính ngạch giúp khách hàng dễ dàng theo dõi đơn hàng của mình

KỲ TỐC LOGISTICS

Giải pháp Xuất Nhập Khẩu Trung – Việt tối ưu nhất!

Hotline: 0904.066.068
Fanpage
Zalo OA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin bài liên quan

Nhận tin tức & ưu đãi!