Xác định mức thuế chống bán phá giá trong xuất nhập khẩu

Thuế chống bán phá giá là công cụ phổ biến được sử dụng trong thương mại quốc tế. Danh mục hàng hóa chịu thuế Chống bán phá giá thay đổi thường xuyên dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương. Việc hiểu về thuế chống bán phá giá là vô cùng cần thiết đối với mọi doanh nghiệp.

Bài viết này cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin liên quan đến danh mục hàng hóa chịu thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam:

Xem thêm: 

Hoàn thuế xuất khẩu Trung Quốc: Chính sách, điều kiện chi tiết

Ủy thác xuất nhập khẩu: Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Lưu ý khi nhập khẩu hàng dễ vỡ từ Trung Quốc về Việt Nam

thuế chống bán phá giá
Thép cuộn là một trong những mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam

Thuế chống bán phá giá là gì?

Theo luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung. Thuế chống bán phá giá áp dụng lên hàng hóa bán phá giá, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Mục tiêu ngăn chặn mối đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của sản xuất trong nước.

Mục đích quan trọng nhất của Thuế Chống bán phá giá là tạo ra môi trường thương mại công bằng, bảo vệ hàng hóa nội địa khỏi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, duy trì việc làm cho lao động nước nhà.

Thực trạng áp dụng Thuế chống bán phá giá

Theo Bộ Công Thương, số lượng vụ việc điều tra chống bán phá giá tại Việt Nam có xu hướng tăng so với giai đoạn trước đây. Tính đến thắng 12/2020, có 8 nhóm hàng hóa với 94 mã HS hàng hóa có xuất xứ từ: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc bị áp dụng thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam.

thuế chống bán phá giá
Bột ngọt là một trong những mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam

Cụ thể danh sách các nhóm hàng hóa này bao gồm:

  Nhóm sản phẩm bột ngọt 

  Nhóm sản phẩm plastics và sản phẩm plastic được làm từ các polyme từ propylen 

  Nhóm sản phẩm Nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, dạng thanh, que và hình 

  Nhóm sản phẩm thép phủ màu (Thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, sơn, phủ vecni, phủ plastic hoặc phủ loại khác) 

  Nhóm sản phẩm Thép hình chữ H

  Nhóm sản phẩm Thép mạ 

  Nhóm sản phẩm Thép không gỉ cán nguội 

  Nhóm sản phẩm Thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm

Danh sách hàng hóa chịu thuế Chống bán phá giá thay đổi theo từng vụ việc điều tra. Để nắm rõ thông tin chi tiết về danh mục hàng hóa chịu thuế Chống bán phá giá, doanh nghiệp có thể tham khảo:

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam đã góp phần bảo vệ ngành sản xuất nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển bền vững trong môi trường minh bạch, công bằng. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên làm tăng giá cả hàng hóa thiết yếu, hạn chế lựa chọn của người tiêu dùng trong nước.

Quy trình điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá

  • Các công ty sản xuất trong nước nộp đơn đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Trong đó nêu rõ thông tin về hàng hóa nghi ngờ bán phá giá. Bao gồm: quốc gia xuất xứ, thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước,..
  • Bộ Công Thương xem xét đơn đề nghị và quyết định khởi đầu điều tra. Nếu nhận thấy có đủ căn cứ để khởi đầu điều tra, sẽ ban hành Quyết định khởi đầu điều tra.
  • Cơ quan điều tra tiến hành thu thập thông tin từ các bên liên quan. Bao gồm nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu,…
  • Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, Bộ Công Thương sẽ đưa ra kết luận về việc có hay không hành vi bán phá giá và mức độ thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước.
  • Nếu Bộ Công Thương kết luận có hành vi bán phá giá và mức độ thiệt hại đáng kể, Chính phủ sẽ ban hành Quyết định áp dụng thuế Chống bán phá giá.

Cách xác định mức thuế chống bán phá giá

Tại Việt Nam, phương pháp tính thuế chống bán phá giá được quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTCThông tư 39/2018/TT- BTC của Bộ Tài chính. Có hai trường hợp tính thuế Chống bán phá giá:

  • Tính theo tỷ lệ phần trăm

Áp dụng cho trường hợp đã xác định được mức thuế Chống bán phá giá cụ thể cho từng mặt hàng.

Công thức tính:

Thuế CBPG = Trị giá tính thuế x Mức thuế CBPG (%)

Trong đó:

  • Trị giá tính thuế: là giá trị CIF (bao gồm giá trị hàng hóa, cước phí vận tải và bảo hiểm) của lô hàng nhập khẩu.
  • Mức tính thuế Chống bán phá giá (%): là mức thuế được quy định cho từng mặt hàng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Tính theo phương pháp so sánh

Áp dụng cho trường hợp chưa xác định được mức thức Chống bán phá giá cụ thể cho từng mặt hàng.

Công thức tính:

Thuế CBPG = Số lượng hàng hóa x Số tiền thuế CBPG ấn định/ đơn vị hàng hóa

Trong đó: 

  • Số lượng hàng hóa là số lượng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
  • Số tiền thuế chống bán phá giá trên đơn vị sản phẩm được quy định bởi Bộ Công Thương, căn cứ theo số lượng đơn vị sản phẩm, biên độ bán phá giá.

Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu cần chủ động tìm hiểu thông tin về danh mục hàng hóa chịu thuế Chống bán phá giá. Bao gồm: mức thuế, thời hạn áp dụng thuế, thủ tục khai báo và nộp thuế,.. Đối với hàng hóa thuộc danh mục chịu thuế Chống bán phá giá, doanh nghiệp có trách nhiệm: kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật, lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến việc khai báo và nộp thuế Chống bán phá giá trong ít nhất 03 năm kể từ ngày nộp thuế.

Việc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm giúp doanh nghiệp tránh các vi phạm quy định không đáng có  trong hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế Chống bán phá giá. Từ đó có thể chủ động hạn chế phát sinh rủi ro bảo vệ quyền lợi cho khách hàng cũng như chính bản thân doanh nghiệp.

Kết luận

Thuế chống bán phá giá là một biện pháp được sử dụng phổ biến trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam giúp giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế chống bán phá giá cần được thực hiện một cách cẩn trọng và hợp lý. Cần được cân nhắc để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước. Việc hiểu rõ quy trình và cách tính thuế chống bán phá giá sẽ giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay.

Nếu khách hàng có nhu cầu hoặc các câu hỏi liên quan đến nhập khẩu hàng hóa thị trường Việt – Trung, vui lòng liên hệ Kỳ Tốc Logistics để được tư vấn miễn phí!

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin bài liên quan

Nhận tin tức & ưu đãi!